Đặc điểm Đại_dịch_COVID-19

Sự nhân lên của một hạt coronavirus.Video giới thiệu về hệ số lây nhiễm cơ bản và tỷ lệ tử vong ca bệnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Sự lây truyền

Virus corona chủng mới chủ yếu lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi một cá nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi khoảng 3 foot (0,91 m) đến 6 foot (1,8 m).[119][120][121] Trong số 41 trường hợp ban đầu, hai phần ba có tiền sử tiếp xúc với Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam.[122] Tháng 5 năm 2020, một nghiên cứu tại Đại học Hong Kong - Trung Quốc cũng cho biết virus này cũng lây qua mắt[123] cao gấp 100 lần so với SARS[124]

Hệ số lây nhiễm cơ bản R0

Khả năng lây lan virus giữa người với người khá đa dạng, có người mắc nhưng không truyền virus, có người lại có khả năng truyền bệnh cho nhiều người.[125] Hệ số lây nhiễm cơ bản R0 (cũng được gọi là hệ số sinh sản cơ bản hoặc hệ số sinh sản cơ sở)[126][127] chỉ ra khả năng truyền virus từ người sang người, được ước tính là từ 2 đến 4 (R0=2÷4). Con số này có ý nghĩa: trong quần thể người, một người mới nhiễm có khả năng truyền virus cho bao nhiêu người khác và khiến họ mắc bệnh. Như vậy, theo như các báo cáo hiện nay, một người mắc chủng coronavirus này có thể lan truyền cho 4 người khác.[128]

Dấu hiệu và triệu chứng

Các triệu chứng của COVID-19. Có báo cáo virus tồn tại trong cơ thể người nhưng không gây triệu chứng.[129]
Triệu chứng của COVID-19[130]
Triệu chứngTỷ lệ
Sốt83–99%
Ho59–82%
Mất vị giác40–84%
Mệt mỏi44–70%
Khó thở31–40%
Ho có đờm28–33%
Đau và nhức cơ11–35%

Các triệu chứng được báo cáo gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh,[10] mệt mỏi và ho khan trong 80% trường hợp,[10][131] 20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm 15%.[93][131][132] X-quang ngực đã tiết lộ các dấu hiệu ở cả hai phổi.[93][132] Dấu hiệu sống nhìn chung là ổn định vào thời điểm nhập viện của những bệnh nhân.[131] Các xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu lympho).[10] Nhiều bệnh nhân còn có thể gặp các biểu hiện ngoài da, đặc biệt là ở các ngón chân[133][134]

Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 25% số người bệnh có thể không có triệu chứng gì[135][136] hoặc triệu chứng không rõ ràng.

Giao thức chẩn đoán

Ngày 15 tháng 1 năm 2020, WHO công bố một giao thức kiểm tra chẩn đoán virus SARS-CoV-2 (testing protocol) do nhóm nghiên cứu virus học từ Bệnh viện Charité ở Đức phát triển.[137]

Mối lo ngại về việc chẩn đoán số ca mắc bệnh thấp hơn trên thực tế

Có những lo ngại về việc liệu nhân viên y tế và thiết bị có sẵn ở khu vực chứa dịch bệnh xác định có chính xác các trường hợp mắc coronavirus hay không, thay vì chẩn đoán sai các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 là "viêm phổi nặng".[138][139][140] Nhiều người mang các triệu chứng giống như mắc coronavirus có thể quyết định tự cách ly tại nhà thay vì đến bệnh viện, tránh chờ đợi lâu và điều kiện chật chội tại các bệnh viện, trung tâm y tế.[141] Ngoài ra, vẫn có nhiều trường hợp bị từ chối xét nghiệm và được trả về nhà vì các cơ sở y tế hiện đang bị quá tải nghiêm trọng.

Các ước tính về số lượng nhiễm bệnh

Vào ngày 17 tháng 1, một nhóm trường Đại học Hoàng gia ở Anh công bố một ước tính đến ngày 12 tháng 1 năm 2020, có khoảng 1.723 trường hợp (độ tin cậy 95%, 427–4.471) với các triệu chứng mới bùng phát. Công bố này này dựa trên số trường hợp được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc. Họ cũng kết luận rằng "không nên loại trừ việc lây truyền từ người sang người".[142][143]

Dựa trên các trường hợp được báo cáo và nghi ngờ trong khoảng thời gian 10 ngày từ lúc nhiễm virus cho đến khi phát hiện, các nhà nghiên cứu tại Đại học Đông Bắc (Northeastern University) và Đại học Hoàng gia Luân Đôn ước tính rằng số ca nhiễm trùng thực tế có thể cao hơn 10 lần so với những gì xác nhận tại thời điểm báo cáo. Đại học Hoàng gia ước tính 4.000 ca nhiễm (so với 440 được xác nhận) vào ngày 21 tháng 1 năm 2020, Đại học Đông Bắc ước tính có 12.700 ca nhiễm (so với 1.320 trường hợp được xác nhận) vào ngày 24 tháng 1 năm 2020.[144][145][146]

Khả năng virus còn sót lại sau khi hồi phục

Một nghiên cứu công bố vào ngày 27 tháng 2 trên JAMA Network cho thấy virus SAR-CoV-2 có thể còn sót lại trong cơ thể bệnh nhân ít nhất hai tuần sau khi không còn triệu chứng. Các nghiên cứu cho rằng, mặc dù virus còn sót lại ở người, hầu hết chúng đã được hệ miễn dịch người đó chống lại rất mạnh, do đó nguy cơ lây nhiễm trong giai đoạn hồi phục là rất thấp. Virus lây nhiễm qua các giọt dịch hô hấp do người bệnh bắn ra, nhưng những người hồi phục không có triệu chứng ho, hắt hơi, đồng thời lượng virus trong cơ thể thấp nên việc lây lan đòi hỏi phải tiếp xúc rất gần.[147]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_dịch_COVID-19 http://minzdrav.gov.by/ru/sobytiya/v-belarusi-izle... http://weekly.chinacdc.cn/en/article/id/e53946e2-c... http://www.bjnews.com.cn/news/2020/01/24/678863.ht... http://www.bjnews.com.cn/news/2020/01/27/680010.ht... http://www.bjnews.com.cn/opinion/2020/01/21/677335... http://www.chinadaily.com.cn/a/202001/25/WS5e2c30f... http://hb.people.com.cn/n2/2020/0125/c192237-33744... http://opinion.people.com.cn/n1/2020/0121/c1003-31... http://sz.people.com.cn/n2/2020/0125/c202846-33743... http://www.nhc.gov.cn/xcs/yqtb/list_gzbd.shtml